• Giới thiệu
  • Fanpage Trung tâm Văn hóa
  • Liên hệ
  • Kết nối & Chia sẻ yêu thương
  • Di tích Số 5 Châu Văn Liêm
  • Hội Nguyên tiêu Quận 5
Monday, January 30, 2023
TTVH.Q5
#
  • Home
    • Giới thiệu
    • Di tích Cấp quốc gia
    • Di tích Cấp Thành phố
    • Di tích lịch sử cấp quốc gia
  • Tin hoạt động
    CHI BỘ TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN 5 TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 12 VÀ CHÚC MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ CÓ NGÀY KẾT NẠP ĐẢNG TRONG QUÝ IV NĂM 2022

    CHI BỘ TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN 5 TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 12 VÀ CHÚC MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ CÓ NGÀY KẾT NẠP ĐẢNG TRONG QUÝ IV NĂM 2022

    Sáng tạo trong công tác phối hợp cung cấp các tiện ích hành chính  cho trẻ sơ sinh

    Sáng tạo trong công tác phối hợp cung cấp các tiện ích hành chính cho trẻ sơ sinh

    Thư viện Quận 5 tổ chức ngày Hội sách Thiếu Nhi tại Trường tiểu học Hàm Tử

    Thư viện Quận 5 tổ chức ngày Hội sách Thiếu Nhi tại Trường tiểu học Hàm Tử

    Quận 5 xây dựng Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh

    Quận 5 xây dựng Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh

    Hội thi Kiến thức Muôn màu Quận 5 – Năm 2022

    Hội thi Kiến thức Muôn màu Quận 5 – Năm 2022

    Trung tâm Văn hóa Quận 5 tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022

    Trung tâm Văn hóa Quận 5 tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022

    Kết quả hội thi “Quyển Sách Tôi Yêu” Quận 5 năm 2022

    Kết quả hội thi “Quyển Sách Tôi Yêu” Quận 5 năm 2022

    Chương trình giao lưu văn nghệ kỷ niệm 5 năm thành lập Clb Dân Ca Quan họ Tình Quê Hương

    Chương trình giao lưu văn nghệ kỷ niệm 5 năm thành lập Clb Dân Ca Quan họ Tình Quê Hương

    Đoàn công tác Huyện Nam Đàn đến viếng Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh

    Đoàn công tác Huyện Nam Đàn đến viếng Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh

    • Thông báo
  • Văn hóa Nghệ thuật
    • CLB Đội nhóm
  • Tuyên truyền
    • Tin Video Quận 5
    • Khẩu hiệu-Tài liệu
  • Thư viện Q.5
    • Sách mới
  • Dịch vụ Văn hóa
  • TDTM Hoa Hồng
  • Kiến thức Kỹ năng
No Result
View All Result
  • Home
    • Giới thiệu
    • Di tích Cấp quốc gia
    • Di tích Cấp Thành phố
    • Di tích lịch sử cấp quốc gia
  • Tin hoạt động
    CHI BỘ TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN 5 TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 12 VÀ CHÚC MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ CÓ NGÀY KẾT NẠP ĐẢNG TRONG QUÝ IV NĂM 2022

    CHI BỘ TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN 5 TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 12 VÀ CHÚC MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ CÓ NGÀY KẾT NẠP ĐẢNG TRONG QUÝ IV NĂM 2022

    Sáng tạo trong công tác phối hợp cung cấp các tiện ích hành chính  cho trẻ sơ sinh

    Sáng tạo trong công tác phối hợp cung cấp các tiện ích hành chính cho trẻ sơ sinh

    Thư viện Quận 5 tổ chức ngày Hội sách Thiếu Nhi tại Trường tiểu học Hàm Tử

    Thư viện Quận 5 tổ chức ngày Hội sách Thiếu Nhi tại Trường tiểu học Hàm Tử

    Quận 5 xây dựng Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh

    Quận 5 xây dựng Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh

    Hội thi Kiến thức Muôn màu Quận 5 – Năm 2022

    Hội thi Kiến thức Muôn màu Quận 5 – Năm 2022

    Trung tâm Văn hóa Quận 5 tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022

    Trung tâm Văn hóa Quận 5 tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022

    Kết quả hội thi “Quyển Sách Tôi Yêu” Quận 5 năm 2022

    Kết quả hội thi “Quyển Sách Tôi Yêu” Quận 5 năm 2022

    Chương trình giao lưu văn nghệ kỷ niệm 5 năm thành lập Clb Dân Ca Quan họ Tình Quê Hương

    Chương trình giao lưu văn nghệ kỷ niệm 5 năm thành lập Clb Dân Ca Quan họ Tình Quê Hương

    Đoàn công tác Huyện Nam Đàn đến viếng Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh

    Đoàn công tác Huyện Nam Đàn đến viếng Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà lưu niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh

    • Thông báo
  • Văn hóa Nghệ thuật
    • CLB Đội nhóm
  • Tuyên truyền
    • Tin Video Quận 5
    • Khẩu hiệu-Tài liệu
  • Thư viện Q.5
    • Sách mới
  • Dịch vụ Văn hóa
  • TDTM Hoa Hồng
  • Kiến thức Kỹ năng
No Result
View All Result
TTVH.Q5
No Result
View All Result
Home Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh

Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969)

BBT by BBT
29/08/2022
in Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh, Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội.

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.

Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.

Từ năm 1912 – 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hoà mình với nhân dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.

Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.

Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái  Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc.

Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.

Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách “Đường Kách mệnh” –  một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.

Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.

Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.

Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô). Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.

Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.

Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.

Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.

Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do.

Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.

Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm, Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước, cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi.

Tháng 2/1951, tại Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quí hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.

Ngày 2//9/1969, Người mất tại Hà Nội.

Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Thực hiện Di chúc của Người, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết một lòng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của đế quốc Mỹ, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Mùa xuân năm 1975, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thực hiện mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Người luôn luôn gắn cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người là tấm gương đạo đức cao cả, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, vô cùng khiêm tốn, giản dị.

Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

(https://hochiminh.vn/)

ShareTweetPin

Cùng chuyên mục- >>>

CHI BỘ TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN 5 TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 12 VÀ CHÚC MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ CÓ NGÀY KẾT NẠP ĐẢNG TRONG QUÝ IV NĂM 2022

CHI BỘ TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN 5 TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 12 VÀ CHÚC MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ CÓ NGÀY KẾT NẠP ĐẢNG TRONG QUÝ IV NĂM 2022

03/01/2023
Sáng tạo trong công tác phối hợp cung cấp các tiện ích hành chính  cho trẻ sơ sinh

Sáng tạo trong công tác phối hợp cung cấp các tiện ích hành chính cho trẻ sơ sinh

01/12/2022

Quận 5 xây dựng Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh

13/09/2022

Những câu chuyện sinh hoạt đời thường của Bác

13/09/2022

Chuyện Kể Từ Nơi Bác Hồ Ở Và Làm Việc Tại Phủ Chủ Tịch

28/08/2022

Triển lãm hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh

28/08/2022

HỒ CHÍ MINH – MỘT CỐT CÁCH VĂN HÓA VIỆT NAM

27/08/2022

Sức lan tỏa của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

27/08/2022

Cách mạng tháng Tám thành công

27/08/2022

PHIM TÀI LIỆU: SỨC SỐNG CỦA MỘT BẢN TUYÊN NGÔN

27/08/2022

Gần đây

  • CHI BỘ TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN 5 TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 12 VÀ CHÚC MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ CÓ NGÀY KẾT NẠP ĐẢNG TRONG QUÝ IV NĂM 2022
  • Bác Hồ với Tết Mậu Thân 1968
  • Thông báo kết quả kỳ xét tuyển viên chức Trung tâm Văn hóa Quận 5 – Năm 2022
  • Sáng tạo trong công tác phối hợp cung cấp các tiện ích hành chính cho trẻ sơ sinh
  • Thư viện Quận 5 tổ chức ngày Hội sách Thiếu Nhi tại Trường tiểu học Hàm Tử

TRUNG TÂM VĂN HÓA QUẬN 5

Điện thoại: 028 3855 6161
Email: ttvh.q5@tphcm.gov.vn

PHÒNG VĂN HÓA VĂN NGHỆ
Điện thoại: 028 38554119
PHÒNG THÔNG TIN CỔ ĐỘNG
Điện thoại: 028 38539341
PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ

Điện thoại: 028 38556161

PHÒNG DỊCH VỤ VĂN HÓA
(Hội nghị, liên hoan, tiệc cưới…)
Điện thoại: 028 38539340
TÀI VỤ KẾ TOÁN
Điện thoại: 028 38539338

THỂ DỤC THẨM MỸ HOA HỒNG
Điện thoại: 028 39509331
KIẾN THỨC KỸ NĂNG
(Đạo tạo năng khiếu, nghề)
Điện thoại: 028 38558950

© 2020 ttvhq5.com.vn

No Result
View All Result
  • Home
    • Giới thiệu
    • Di tích Cấp quốc gia
    • Di tích Cấp Thành phố
    • Di tích lịch sử cấp quốc gia
  • Tin hoạt động
    • Thông báo
  • Văn hóa Nghệ thuật
    • CLB Đội nhóm
  • Tuyên truyền
    • Tin Video Quận 5
    • Khẩu hiệu-Tài liệu
  • Thư viện Q.5
    • Sách mới
  • Dịch vụ Văn hóa
  • TDTM Hoa Hồng
  • Kiến thức Kỹ năng

© 2020 ttvhq5.com.vn